Đau lưng kéo dài – dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi người trưởng thành. 

Đau lưng kéo dài - dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

1. TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG

 

  • Đau thắt lưng: Cơn đau buốt từng cơn như dao đâm mỗi khi người bệnh đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau khi ho hoặc hắt hơi, khi rặn đại tiện.
  • Đau xuống mông và một trong hai mặt chân: Cơn đau cấp tính có thể lan tỏa từ hông xuống toàn bộ mông, vùng bắp đùi và mặt trong của chân. Cơn đau khiến người bệnh không thể làm gì được.
  • Cảm giác tê bì, co cứng: Người bệnh có thể cảm thấy tê cứng toàn bộ vùng mông. Kèm theo cảm giác châm chích khó chịu. 
  • Rối loạn vận động: Trường hợp có sự chèn ép nặng, người bệnh có thể bị yếu cơ tại vùng dây thần kinh ảnh hưởng. Một số trường hợp có thể suy giảm chức năng vận động, bàn chân có thể chúc xuống đất. Đi đứng dễ vấp ngã thậm chí là liệt bàn chân.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Khi rễ thần kinh bị tổn thương nặng, người bệnh có triệu chứng đau buốt đến choáng, bỏng rát tại gan và mu bàn chân. Bàn chân lạnh, vã mồ hôi, rối loạn đại tiểu tiện…

2. CHẨN ĐOÁN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG

2.1. Chẩn đoán lâm sàng:

Giai đoạn đau cấp: Cơn đau lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc gắng sức quá mức. Đĩa đệm lồi ra sau hoặc vòng sợi lồi ra sau mà vòng sợi không bị tổn thương.
Giai đoạn chèn ép rễ: Xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan xuống chân, đau khi di chuyển, hắt hơi, rặn. Tình trạng thoát vị có thể kéo theo các thay đổi: phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch…
Đau lưng kéo dài - dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng:

2.2.1. Chụp X-quang quy ước

Chụp X-quang quy ước giúp xác định tổn thương cột sống: Lệch vẹo cột sống, Mất ưỡn cột sống, Hẹp khoang gian đốt sống, Trượt đốt sống, …

2.2.2. Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI cho phép xác định được vị trí, hình thái thoát vị, số tần thoát vị. Chụp cộng hưởng từ MRI được các chuyên gia đánh giá là “tiêu chuẩn vàng” phát hiện sớm thoát vị đĩa đệm.

Máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5T tại EcoHealth nhập khẩu từ Đức. Được đánh giá là ưu việt nhất, với kỹ thuật chụp không xâm lấn, không gây hại, mang lại hiệu quả cao:

  • Đọc kết quả với hình ảnh sắc nét, giảm thời gian và tiếng ồn khi chụp
  • Lưu trữ hình ảnh trọn đời và truy cập trực tuyến trên hệ thống hiện đại-PACS, theo dõi kết quả mọi lúc mọi nơi.
  • Kết quả được đọc bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia đến từ BV ĐHY Hà Nội, BV Bạch Mai, BV Việt Đức.
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, được phân luồng, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng.
Hiện EcoHealth đang triển khai chương trình GIẢM 300K cho Quý Khách Hàng đăng ký chụp cộng hưởng từ MRI. Nhận ưu đãi ngay hôm nay bằng cách gọi đến: 1800 888 981 – 0393 888 981.

2.2.3. Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác với độ nhạy cao.

3. ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG

3.1. Điều trị bằng thuốc

Tùy vào mức độ tổn thương của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giãn cơ, giảm đau, kháng viêm, ….

Tuy nhiên, chữa bệnh bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị được tận gốc. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

3.2. Vật lý trị liệu

Một số bài tập phù hợp rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Luyện tập vừa phải giúp người bệnh giảm áp lực lên cột sống, nhờ vậy giảm các cơn đau, tăng sự dẻo dai cho xương khớp, đẩy nhanh tiến trình hồi phục bệnh.

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tốt nhất nên thăm khám với bác sĩ chuyên môn. Nhiều bài tập có thể gây hại thêm cho cột sống, vì vậy cần lắng nghe ý kiến của chuyên gia để không khiến bệnh trở nặng.
Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm nói chung nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách. Tuyệt đối tránh những bộ môn như: tập gym, chơi golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ…; đồng thời hạn chế các động tác ngồi xổm, vận động mạnh hoặc chạy nhảy lên xuống.
Đau lưng kéo dài - dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

3.3. Điều trị ngoại khoa

Nếu tình trạng bệnh trở nặng bác sĩ có thể cân nhắc đến tư vấn phẫu thuật. Việc khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm sẽ tùy vào tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh.
Một số trường hợp sau đây bệnh nhân nên được can thiệp phẫu thuật:

  • Điều trị nội khoa thất bại sau 6 – 8 tuần.
  • Người bệnh gặp phải các cơn đau đột ngột vùng thoát vị, cùng với đó là cảm giác đau đớn dữ dội dù đã sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn khác nhau.
  • Xuất hiện triệu chứng mất kiểm soát bàng quang, đường ruột hay còn gọi là “hội chứng chùm đuôi ngựa”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *