Mẹ mắc bệnh tuyến giáp, thai nhi có ảnh hưởng gì?

Cứ 8 phụ nữ sẽ có 1 người bị mắc bệnh tuyến giáp. Đặc biệt phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị mắc bệnh tuyến giáp hơn bình thường. Lí do là ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố. Trong thai kỳ, thai phụ có thể có các rối loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp.

Vậy phụ nữ khi mang thai mắc bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? 

Cùng EcoHealth gặp gỡ bác sĩ Lê Thị Tâm và đi tìm câu trả lời qua bài viết sau! 

 

Mẹ mắc bệnh tuyến giáp, thai nhi có ảnh hưởng gì?

1. Bệnh tuyến giáp là gì

 

Bệnh tuyến giáp là bệnh lý nội tiết khá phổ biến gây ra do tình trạng bất thường về mặt cấu trúc, chức năng của tuyến giáp. Một số bệnh tuyén giáp thường gặp là cường giáp, suy giáp, nhân giáp, bướu giáp, viêm tuyến giáp.

Một số dấu hiệu nhận biết bạn bị bệnh tuyến giáp:

  • Sợ nóng, ưa lạnh, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều
  • Than hồi hộp đánh trống ngực, khó thở khi gắng sức. Huyết áp cao.
  • Gầy sút nhanh dù ăn nhiều hơn bình thường.
  • Thay đổi tính tình như dễ cáu gắt, dễ xúc động, bồn chồn, nói nhiều, khó tập trung, mất ngủ, đôi khi rối loạn tâm thần.
  •  Run đầu ngón tay. Yếu cơ đặc biệt là hai chân làm nhấc chân đi lên cầu thang khó khăn và không thể đứng dậy từ một ghế thấp mà không chống tay.
  • Tiêu chảy không kèm đau quặn bụng.
  • Nữ thiểu kinh, tắt kinh. Nam vú to, giảm khả năng tình dục.
  • Tóc dễ rụng, móng dễ gãy.

 

2. Mẹ mắc bệnh tuyến giáp ảnh hưởng gì đến thai nhi

 

Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hormon trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề.

Bệnh cường giáp không được kiểm soát trong thời kỳ mang thai có thể gây ra:

  • Tiền sản giật- tăng huyết áp nguy hiểm vào cuối thai kỳ.
  • Sẩy thai.
  • Sinh non.
  • Sinh nhẹ cân,
  • Tình trạng bão giáp. Đây là tình trạng mà nồng độ hormone tuyến giáp tăng  cao đột ngột.

 

Đối với suy giáp, nếu không được kiểm soát trong thai kỳ có thể gây ra:

  • Thiếu máu (quá ít tế bào hồng cầu trong cơ thể khiến cơ thể không nhận đủ oxy)
  • Tiền sản giật.
  • Suy tim sung huyết (hiếm gặp)
  • Sinh con nhẹ cân.
  • Bất thường về nhau thai.
  • Trẻ sinh ra sau sinh dễ chảy máu…
Mẹ mắc bệnh tuyến giáp, thai nhi có ảnh hưởng gì?
Nhau bong non dễ gặp ở sản phụ bị suy giáp

 

Nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp khi mang thai là rối loạn tự miễn dịch (bệnh Grave). Trong chứng rối loạn này, cơ thể tạo ra kháng thể (một loại protein mà cơ thể sản xuất khi cho rằng vi rút hoặc vi khuẩn đã xâm nhập) được gọi là globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp (TSI) khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.

Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp là một rối loạn tự miễn dịch được gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. Trong tình trạng này, cơ thể tấn công nhầm các tế bào tuyến giáp, khiến tuyến giáp thiếu tế bào và enzym để sản xuất đủ hormone tuyến giáp

Tuy nhiên, bác sĩ Tâm cũng cho biết, những biến chứng trên hầu hết xảy ra đối với thai phụ bị suy giáp nặng. Phần lớn những trường hợp thai phụ bị suy giáp nhẹ sẽ không có triệu chứng.

 

3. Thai phụ nên tầm soát bệnh lý tuyến giáp ở đâu Hà Nội

 

Các bểnh viện công đều có dịch vụ tầm soát bệnh lý tuyến giáp. Một số bệnh viện tiêu biểu là bệnh viện Sản Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, ,…

Tuy nhiên, tầm soát bệnh lý tuyến giáp thường không mất quá nhiều thời gian. Trong khi đó, đến viện công khám lại cần nhiều thời gian xếp hàng đợi lượt. Ngoài ra, bệnh viện công còn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh trong không khí, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai sản. Thấu hiểu được nỗi ngại của các sản phụ, Phòng khám đa khoa EcoHealth mang đến dịch vụ thăm khám nhanh chóng, tiết kiệm. Sản phụ sẽ được gặp gỡ 1-1 với bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai ngay tại EcoHealth. Rất đơn giản, Quý Khách Hàng chỉ cần gọi ngay vào HOTLINE: 1800 888 981 – 0393 888 981 của chúng tôi, đội ngũ tư vấn sẽ ngay lập tức xếp lịch hẹn khám với Quý Khách Hàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *