Bị cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm cực kỳ phổ biến. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người mắc bệnh này cũng cần can thiệp điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy bị cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị cảm lạnh nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Bị cảm lạnh nên uống thuốc gì để nhanh khỏi là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tùy vào mức độ bệnh mà có thể cần dùng đến thuốc hoặc không. Bạn cần phải đến bệnh viện để thăm khám mới có thể được kê đơn thuốc chính xác. Thông thường, người bị cảm lạnh với triệu chứng nặng sẽ cần dùng đến thuốc thông mũi; thuốc giảm đau hạ sốt hoặc thuốc kháng sinh.

Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi còn được gọi là thuốc co mạch mũi. Tác dụng của loại thuốc này là giúp giảm triệu chứng sưng tấy bên trong khoang mũi và làm không khí lưu thông dễ hơn tại khu vực này, qua đó tạo cảm giác dễ thở hơn cho người bệnh.

Nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng điển hình của cảm lạnh. Bởi vậy thuốc thông mũi rất cần thiết đối với người mắc bệnh này.

Bị cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
Người bị cảm lạnh có thể dùng thuốc thông mũi dạng xịt để khắc phục triệu chứng nghẹt mũi

Có 2 loại thuốc thông mũi phổ biến hiện nay là:

  • Thuốc dạng viên hoặc siro: Thuốc thông mũi dạng viên hoặc siro thường có chứa hoạt chất là phenylephrine hoặc pseudoephedrine. Trong đó phenylephrine là thành phần giúp co mạch mũi tại chỗ còn  pseudoephedrine có thể làm thông mũi. Mặc dù đạt hiệu quả tức thì nhưng loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ hoặc buồn ngủ, đau đầu hoặc rối loạn tiêu hoá…
  • Thuốc nhỏ mũi/xịt mũi: Nhóm thuốc này thường có chứa 3 hoạt chất phổ biến là xylometazoline, oxymetazoline và naphazolin. Các thành phần này có tác dụng làm thông mũi tức thời. Tuy nhiên, người bị cảm lạnh chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mũi/xịt mũi liên tục từ 3-5 ngày. Việc sử dụng thuốc này trong thời gian dần có thể gây khô niêm mạc mũi, xung huyết mũi đồng thời làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi hoặc làm tổn thương hệ thống màng nhầy của mũi. Hậu quả cuối cùng là dẫn đến là gây bệnh viêm mũi mạn tính.

Chú ý:

  • Người bị cảm lạnh hoặc bất cứ bệnh gì tuyệt đối không dùng cả 2 loại thuốc thông mũi vừa nêu trên trong cùng một thời điểm. Thay vào đó, hãy sử dụng thuốc dạng xịt trong vài ngày đầu tiên và sau đó mới chuyển sang dùng thuốc dạng viên hoặc siro nếu bệnh chưa thuyên giảm.
  • Tuyệt đối không sử dụng các thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Người bị cảm lạnh nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau nhức người và vùng cổ họng thì nên sử dụng một số thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn. Chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen.

Bị cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
Khi người bị cảm lạnh có triệu chứng đau đầu, sốt có thể dùng thuốc paracetamol

Hai thuốc trên đều có tác dụng giảm đau, hạ sốt tức thì, tuy nhiên, bạn cần lưu ý cần dùng chúng với đúng liều lượng được dược sĩ, bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả của thuốc, bạn hãy kiêng hoàn toàn rượu bia, chất kích thích.

Ngoài các loại thuốc trị cảm lạnh vừa kể trên, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các loại tinh dầu như:

  • Menthol (tinh dầu bạc hà) có tác dụng làm dịu cơn ho.
  • Eucalyptol (tinh dầu bạch đàn) có tính sát khuẩn đường hô hấp.
  • Tinh dầu gừng có tính sát khuẩn, giảm ho.
  • Tinh dầu tần (hay còn gọi là Húng chanh) có tính kháng khuẩn, được dùng trong cảm lạnh ho hen.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh cũng là lời giải đáp cho thắc mắc bị cảm lạnh uống thuốc gì. Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng bội nhiễm thuộc nhóm beta lactam, tuy nhiên cần theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần lưu ý không sử dụng thuốc này nếu bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Bên cạnh đó, trong trường hợp bạn đã từng dùng thuốc kháng sinh nhóm beta lactam nhưng men gan bị tăng trong thời gian sử dụng cũng nên cẩn trọng.

Bị cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
Người bị cảm lạnh cũng có thể cần dùng đến thuốc kháng sinh dự phòng bội nhiễm thuộc nhóm beta lactam

Các lưu ý cần biết khi uống thuốc trị cảm lạnh

Một số lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi uống thuốc trị cảm lạnh là:

  • Thuốc trị cảm lạnh hay bất cứ loại thuốc điều trị nào khác cũng cần có sự kê đơn của dược sĩ hoặc bác sĩ.
  • Cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi phụ thuộc nhiều vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên đi thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp. Có như vậy, các triệu chứng cảm lạnh mới có thể thuyên giảm nhanh chóng.
  • Khi bệnh cảm lại mới khởi phát, cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nhẹ thì bạn chỉ nên uống các loại thuốc thông dụng kết hợp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng biện pháp ăn uống, tập luyện. Điều này có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh trở nên nặng hơn.
  • Thời điểm uống thuốc trị cảm lạnh tốt nhất dành cho người bệnh là sau khi ăn khoảng 15-30 phút. Đây là thời điểm tốt nhất để thuốc được cơ thể hấp thu tối đa và phát huy hiệu quả nhanh chóng.
  • Bị cảm lạnh uống thuốc gì và liều dùng như thế nào sẽ còn tuỳ vào triệu chứng và tình trạng bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn uống mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.
  • Người bị cảm lạnh chỉ được uống thuốc giảm đau hạ sốt khi có triệu chứng sốt cao (trên 38,5 độ C) để hạn chế tác động xấu đến gan.
  • Tuyệt đối không được dùng thuốc trị cảm lạnh quá hạn, chỉ mua thuốc ở địa chỉ dược phẩm uy tín.
  • Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các loại máy xông mũi để tạo độ ẩm cho mũi.

Phụ huynh cần lưu ý gì khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc trị cảm?

Trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị cảm lạnh, cảm cúm cao khi giao mùa. Do các bé có sức đề kháng yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân gây hại ngoài môi trường.

Bị cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
Việc dùng thuốc trị cảm lạnh cho trẻ cần phải cẩn trọng tuyệt đối

Việc dùng thuốc trị cảm cho trẻ nhỏ có thể cần thiết. Tuy nhiên bố mẹ hãy cực kỳ cẩn trọng. Bởi việc uống sai loại thuốc hoặc uống quá liều có thể khiến bé phải đối mặt với một số tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vì vậy, để đảm bảo an toàn nhất cho con của mình, phụ huynh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về việc dùng thuốc trị cảm cho bé.

Với trường hợp trẻ chỉ bị cảm nhẹ, các triệu chứng không quá nặng nề thì các bậc phụ huynh có thể cho con súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày kết hợp với việc uống nước chanh nóng mật ong. Đây là cách tốt nhất để làm dịu cơn đau họng và giảm ho cho bé. Ngoài ra, việc tăng cường bổ sung dưỡng chất, nước cho bé cũng là điều vô cùng cần thiết.

Phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu bé bị cảm lạnh xuất hiện các triệu chứng nặng như:

  • Triệu chứng cảm lạnh không hề có dấu hiệu giảm sau 5 ngày.
  • Nhiệt độ cơ thể bé 38ºC nếu bé dưới 3 tháng hoặc trên 39ºC nếu bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Bé hô hấp khó khăn, ho dai dẳng không dứt.
  • Bé ho ra đờm xanh, vàng hoặc nâu kèm chất nhầy chảy ra từ mũi.

Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc bị cảm lạnh uống thuốc gì. Tuy nhiên bạn cần nhớ, các bác sĩ luôn khuyến cáo, nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, tốt nhất bạn hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *