Trẻ bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm? Mẹ cần giải quyết thế nào?

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ là hiện tượng không hiếm lạ. Đặc biệt trong giai đoạn con từ 1-2 tuổi, mẹ thường phải xử lý tình trạng con trớ. Với nhiều bà mẹ, đây chỉ là hiện tượng bình thường, xảy ra ở mọi đứa trẻ đang tập ăn. Tuy nhiên, theo chuyên gia, tình trạng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý hô hấp. 

Trẻ bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm? Mẹ cần giải quyết thế nào?
Trẻ bị trào ngược dạ dày có đáng lo ngại

1. Trẻ bị trào ngược dạ dày là tình trạng gì

 

Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn, dịch acid, men tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ em có thể là sinh lý khi không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ hoặc là bệnh lý khi gây ra các biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm thực quản và biến chứng lên đường hô hấp.

 

2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ

 

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, dạ dày nhỏ, nằm ngang ở vị trí cao hơn so với người lớn nên sữa và thức ăn dễ bị trào ngược.

Do cơ thắt thực quản của trẻ chư hoàn thiện chức năng khiến hoạt động đóng mở thực quản chưa hoạt động hiệu quả. Cơ thắt thực quản có vai trò mở ra cho thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày. Cơ thắt đóng lại để ngăn dịch acid và thức ăn có thể trào ngược.

Do ảnh hưởng từ thức ăn của trẻ. Các thực phẩm như sữa bò, bột cháo,… có thể chảy ngược qua khe nhỏ ở cơ vòng.

Khi trẻ bú mẹ hoặc bú bình ở tư thế nằm, đặc biệt là vào ban đêm dễ khiến cho sữa chảy xuống dạ dày rồi lại trào ngược trở lại thực quản và khoang miệng.

 

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Đa phần trẻ bị trào ngược dạ dày là do nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên, các mẹ không nên chủ quan. Một số trường hợp trẻ bị trào ngược có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

  • Bệnh thoát vị cơ hoành: là sự nhô lên của phần trên của dạ dày thông qua cơ hoành khiến một phần của dạ dày bất thường nhô ra vào trong khoang lồng ngực.
  • Sa dạ dày: là tình trạng dạ dày bị sa xuống so với vị trí ban đầu và nằm thấp hơn so với vị trí bình thường của nó.
  • Bệnh bại não: tình trạng tổn thương não bộ không tiến triển theo thời gian, gây nên bởi các nguyên nhân trước sinh, trong và sau sinh cho đến dưới 5 tuổi.
  • Bệnh tim: suy tim, hở van tim, …

Các bệnh này thường dẫn đến sự suy yếu cơ thắt thực quản dẫn đến hiện tượng trào ngược.

 

3. Trẻ bị trào ngược dạ dày có những biểu hiện gì

 

Phụ huynh có thể nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày đơn giản qua mắt thường. Một số biểu hiện thường gặp là:

  • Trẻ thường xuyên bị nôn trớ sau khi ăn, đặc biệt sau khi ăn no.
  • Trẻ hay quấy khóc, hay ho, dễ mắc các bệnh về hô hấp
  • Ở những trẻ lớn hơn, trẻ có biểu hiện đau vùng thượng vị, ợ nóng, ho kéo dài, thở khò khè…
  • Ngoài những triệu chứng về tiêu hóa, trẻ bị trào ngược còn xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, giảm tập trung, ngủ không yên…

Nếu tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển của trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị còi xương, thấp bé,… Do vậy cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm để có hướng xử lý kịp thời.

Trẻ bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm? Mẹ cần giải quyết thế nào?

4. Điều trị và phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ

 

Trào ngược dạ dày không quá nguy hiểm. Thông thường, tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian trẻ bắt đầu chuyển từ bú sữa sang ăn dặm và ăn cơm.

Phụ huynh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khoa học sẽ giúp con em mình cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày. Chuyên gia gợi ý cho cha mẹ chế độ ăn của bé hợp lý:

  • Nên cho trẻ bú ở tư thế ngồi bế, sau khi trẻ bú không được cho trẻ nằm ngay. Không nên cho trẻ bú quá no.
  • Nếu nguyên nhân trào ngược do sữa bò có thể thay thế bằng các loại sữa khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn của trẻ. Thay vì ăn 3 bữa 1 ngày có thể đổi thành 5 – 6 bữa nhỏ một ngày.
  • Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm chế biến mặn. thực phẩm hoặc quả chua như cam chua, dưa muối…. Nên kiêng đồ gia vị cay nóng như gừng, tỏi, tiêu, ớt; không nên cho trẻ uống nước ngọt…

Trẻ bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm? Mẹ cần giải quyết thế nào?

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

 

Như đã đề cập, ngoài nguyên nhân sinh lý, trào ngược dạ dày ở trẻ còn có thể do bệnh lý. Khi đi khám, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng để đưa ra kết luận. Trong trường hợp trẻ không tăng cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu hay có các biểu hiện lên đường hô hấp, bác sĩ sẽ chỉ định một số các xét nghiệm cần thiết như:

  • Siêu âm: để phát hiện các bệnh lý gây trào ngược dạ dày thực quản như hẹp môn vị.
  • Xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu: loại trừ hoặc xác định các nguyên nhân khác gây ra tình trạng ói và chậm tăng cân của trẻ.
  • Đo pH thực quản: xác định nồng độ axit trong thực quản của trẻ.
  • Chụp phim X.Quang để phát hiện các dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa nếu có, như tắc nghẽn.
  • Nội soi dạ dày thực quản: có thể lấy các mẫu mô để phân tích. Nội soi dạ dày thực quản thực hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được thực hiện dưới gây mê.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ. EcoHealth tự hào là đơn vị y tế chăm sóc sức khỏe chủ động, được nhiều gia đình dành trọn niềm tin.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *