Giới thiệu chung
Khoa Phục hồi chức năng quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành về Phục hồi chức năng Nhi khoa, được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm (02 Tiến sĩ – Bác sĩ Cao cấp, 01 Thạc sĩ – Bác sĩ, 01 Bác sĩ Chuyên khoa I…). Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm với phong cách phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp
Dịch vụ chính
- Phục hồi chức năng toàn diện
- Phục hồi chức năng sau phẫu thuật
- Phục hồi chức năng điều trị các vấn đề về cột sống
- Phục hồi chức năng phổi sau nhiễm COVID-19
- Phục hồi chức năng sau tai biến, đột quỵ
Phương pháp phục hồi chức năng
- Vật lý trị liệu : Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng vận động cơ học, siêu âm, nhiệt, điện… để giảm đau và chống viêm sưng cho người bệnh. Đồng thời, phương pháp này còn kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể.
- Tâm lý trị liệu : Tâm lý lạc quan, vui vẻ rất quan trọng trong quá trình điều trị bất kỳ bệnh lý nào, bao gồm cả phục hồi chức năng. Trong đó, tâm lý trị liệu là phương pháp giúp người bệnh loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực để có thể thoải mái điều trị. Do đó, phương pháp này thường được các bác sĩ kết hợp cùng kỹ thuật, phương pháp phục hồi chức năng khác nhằm đảm bảo và đẩy nhanh hiệu quả điều trị cho người bệnh.
- Hoạt động trị liệu : Hoạt động trị liệu khuyến khích người bệnh thực hiện các hoạt động tự chăm sóc và các trò chơi nhẹ nhàng, từ đó giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật. Phương pháp này có thể được thực hiện tại nhà hoặc ngoài cộng đồng đều được.
- Ngôn ngữ trị liệu : Đây là phương pháp phục hồi chức năng dành cho người sau tai biến hoặc trẻ em có vấn đề về ngôn ngữ bẩm sinh như chậm nói, nói ngọng, nói không rõ ràng… Bên cạnh phương pháp tập nói, ngôn ngữ trị liệu còn giúp người bệnh cải thiện các loại ngôn ngữ giao tiếp khác như viết, mắt, động tác bằng tay (thủ ngữ),…
- Vận động trị liệu : Với vận động trị liệu, bác sĩ sẽ thực hiện một số bài tập vận động, nắn chỉnh xương khớp trên người bệnh bằng tay hoặc sử dụng một số loại máy móc chuyên dụng để hỗ trợ. Phương pháp này giúp người bệnh phục hồi khả năng hoạt động và tránh nguy cơ bại liệt, tàn phế.
- Phục hồi chức năng phổi : Chương trình chuyên biệt gồm các bài tập hít thở sâu kết hợp với dụng cụ tập luyện chuyên dùng nhằm phục hồi chức năng của phổi và vùng cơ xung quanh. Phương pháp này giúp người bệnh tăng cường chức năng hô hấp, cải thiện nhịp thở, tăng dung tích ở thùy phổi và phổi, từ đó tăng lượng oxy hấp thụ trong máu.