1. Giới thiệu chung: Sự khỏe mạnh của cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào chức năng hoạt động của các cơ quan. Việc định kỳ khám sức khỏe giúp kịp thời phát hiện bệnh để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hoặc điều trị bệnh. 

Trung tâm Y khoa EcoHealth giới thiệu đến quý khách hàng gói xét nghiệm sức khỏe nâng cao được thiết kế khoa học giúp kiểm tra sức khỏe chức năng: gan, thận, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, gout, miễn dịch, tầm soát ung thư.

2. Ý nghĩa các xét nghiệm:

– Tư vấn xét nghiệm, cân nặng, huyết áp: tổng quát về sức khỏe thiếu cân hay thừa cân, huyết áp đang ở trong tình trạng ổn định hay không?

– Công thức máu: là quy trình làm xét nghiệm quan trọng cung cấp những thông tin hữu ích về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

– Đường huyết: Xét nghiệm đường huyết là loại xét nghiệm máu cung cấp các chỉ số về lượng đường có trong máu, xác định được các thông số về glucose trong máu của một người giúp bạn biết được người đó tăng hay giảm đường huyết hay đang ở mức bình thường.

– Chức năng thận:Hệ tiết niệu chịu trách nhiệm sản xuất, trữ và thải nước tiểu ra khỏi cơ thể, mà trong đó thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất. Thông qua việc bài tiết nước tiểu, cơ thể thải ra ngoài các chất độc và giữ thăng bằng cho môi trường bên trong cơ thể, tham gia vào việc tạo máu và điều hòa huyết áp động mạch. Vì vậy, nếu thận hoạt động không tốt hoặc có những biểu hiện bất thường sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta, do đó mọi tổn thương về thận đều cần được phát hiện và điều trị sớm.

– Chức năng gan: Gan được coi như một cơ quan cửa ngõ của cơ thể, có các chức năng bài tiết và kích thích bài tiết, chức năng chuyển hóa, khử độc và chuyển hóa thuốc. Các xét nghiệm chức năng gan được dùng để phát hiện, chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh về gan, kiểm tra kết quả điều trị và tiên lượng bệnh

– Bộ mỡ máu: chỉ số xét nghiệm máu sẽ báo cho chúng ta những dấu hiệu nguy hiểm nhằm kịp thời chỉnh lại lối sống hoặc phải điều trị để kiểm soát hiện trạng rối loạn mỡ máu

– Xét nghiệm Acid Uric – Tầm soát bệnh Gout: Cùng với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, bệnh Gout ngày càng gia tăng ở các nước phát triển cũng như ở việt Nam. Nếu chúng ta biết áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ một chế độ điều trị và theo dõi bệnh một cách chặt chẽ thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và khống chế được bệnh.

– Viêm gan B: Viêm gan B là một trong những bệnh lý về gan được gây ra bởi virus viêm gan siêu vi B HBV. Bệnh viêm gan B gây hại trực tiếp cho các tế bào gan. Viêm gan B biến chứng có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

– Viêm gan C: Xét nghiệm viêm gan C không chỉ giúp sàng lọc, xác định có mắc viêm gan C hay không mà với những người bị mắc căn bệnh này sẽ giúp bác sĩ nắm được chính xác tình trạng bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hợp lý. 

– Tầm soát ung thư sớm: Nhờ trang thiết bị máy mọc hiện đại, y học phát triển, kỹ thuật cao nên các xét nghiệm tầm soát ung thư, tỷ lệ tử vong do ung thư đã giảm đáng kể. Hiện nay, tầm soát ung thư được áp dụng rộng rãi tại các nước trên thế giới cũng như Việt Nam, nhằm giúp tìm ra ung thư giai đoạn sớm – khi bệnh có cơ hội chữa khỏi.

3. Đối tượng: Nam/ Nữ từ 18 tuổi

4. Lưu ý: Cần nhịn ăn, không uống chất kích thích như rượu bia, nước ngọt trước khi lấy máu xét nghiệm tối thiểu 8 giờ

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Trung tâm Y khoa EcoHealth – Chăm sóc sức khỏe chủ động

Hotline: 1800 888 981 – 0393 888 981

Website: https://ecohealth.vn/

Add: Tòa nhà Ngôi Sao Việt Số 4 ngõ 4 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội

Đăng kí và tư vấn tại ECOHEALTH

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất









    Dịch vụ từ EcoHealth

    Gói khám sức khỏe cơ bản

    Xem thêm

    Gói khám sức khỏe nâng cao

    Xem thêm

    Gói khám sức khỏe toàn diện

    Xem thêm

    Có thể bạn quan tâm

    NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

    Xét nghiệm có cần nhịn ăn?

    Câu trả lời là “cần nhịn” nhưng không phải với mọi xét nghiệm. Với những xét nghiệm như công thức máu, nội tiết tố… thì bạn cứ việc ăn lót lòng như thường lệ. Riêng với xét nghiệm đường huyết, mỡ máu (hay những xét nghiệm khác bác sĩ chỉ định) chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 8 – 12 tiếng thì bạn tuyệt đối không được ăn gì để đảm bảo kết quả nhận được chính xác. Bởi sau khi ăn, lượng đường và mỡ trong máu tăng lên rất cao. Ngoài ra nên nhớ rằng nhịn đói để xét nghiệm buổi sáng, bạn phải ngưng ăn từ tối hôm trước.

    Xét nghiệm có nên ăn sáng?

    Xin trả lời là có thể ăn sáng khi làm các xét nghiệm thông thường. Với những xét nghiệm đòi hỏi phải nhịn đói từ tối hôm trước thì bạn nên nhịn ăn sáng luôn. Theo đó, chỉ cần đêm hôm trước bạn không ăn gì, đi ngủ và sáng dậy đi xét nghiệm, xong rồi ăn phủ phê cũng chẳng muộn. Bởi nếu không, bạn sẽ phải chờ cho đến chiều mới được lấy máu xét nghiệm, như vậy vừa mất thời gian chờ đợi lại vừa mệt mỏi hơn.

    Xét nghiệm có được uống sữa, thuốc, nước ngọt,... không?

    Không riêng gì sữa mà ngay các loại nước ngọt, nước hoa quả, rượu, cà phê hay các chất kích thích khác, bạn cũng nên ráng nhịn trước khi xét nghiệm, vì các chỉ số sinh hóa máu sau khi dùng các loại nước trên sẽ cho kết quả xét nghiệm không chính xác.

    Nhiều bác sĩ cũng khuyên bạn không nên dùng thuốc trước khi xét nghiệm vì có thể ảnh hưởng đến kết quả. Nếu đang dùng loại thuốc gì, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết. Tuy nhiên, với thuốc hạ áp, trợ tim thì bạn có thể uống, bởi nếu vì sợ trật kết quả mà không dám uống thì bạn có nguy cơ nhập viện sớm đấy!

    Đi xét nghiệm có được uống nước không?

    Một số xét nghiệm yêu cầu bạn phải nhịn đói trước đó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không được uống nước lọc. Cứng nhắc như vậy, bạn có nguy cơ bị mệt lả trong lúc chờ đợi, chưa kể kết quả xét nghiệm rất dễ sai lệch nếu bạn đang thiếu nước. Vậy nên, bạn cứ uống nước thoải mái nhé!

    Có nên đi xét nghiệm vào buổi chiều?

    Nồng độ một số chất có thể thay đổi tùy theo thời gian lấy máu, chẳng hạn nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose đạt đỉnh cao nhất vào buổi sáng (6-8 giờ) và giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm. Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất thường là vào buổi sáng nhưng vì lý do nào đó, bạn vẫn có thể đi xét nghiệm buổi chiều. Tuy nhiên, lấy máu buổi chiều, bạn có nguy cơ phải nhịn ăn buổi chính nên cảm thấy cồn cào rất khó chịu.